Chữ Tâm 心 /xīn/ là một phạm trù cơ bản trong đạo lý làm người, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Xã hội nào cũng đề cao chữ Tâm, đề cao đạo đức vì chữ Tâm là gốc của sự hài hoà, bền vững và phát triển.
Hạt nhân để xây dựng nên chữ Tâm bắt đầu từ tình cảm thương yêu, trân trọng con người, vạn vật với khát vọng đem lại hạnh phúc, hoà bình nhằm tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy chữ Tâm có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện nay của chúng ta? Mời các bạn cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.
1. Chữ Tâm trong tiếng Hán là gì?
Chữ Tâm là một biểu tượng của tâm tốt đẹp, lương thiện. Trong những cung bậc cảm xúc như hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục thay đổi liên miên thì tâm là kết quả của quá trình tự giáo dục và giáo dục, quá trình tu dưỡng rèn luyện của mỗi người.
Tâm là một khái niệm trừu tượng, không sờ không nắm được, nhưng tâm hiện diện trong mỗi con người, được thể hiện rõ ở các hành động, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tấm lòng nhân ái, nói không với những thói hư, tật xấu và luôn đứng về phía chân lí.
Chữ Tâm trong tiếng Hán có 2 cách viết chính là 心 và 芯 với nhiều ý nghĩa khác nhau:
#1. Tâm mang ý nghĩa là trái tim, tình cảm của con người, tượng trưng cho tình cảm, tình yêu:
- Tâm phúc.
- Tâm ý.
- Đồng tâm.
#2. Chỉ cơ quan trong cơ thể:
- Tâm tạng.
- Tâm thất.
#3. Tâm chỉ điểm chính giữa như:
- Tâm điểm.
- Đồng tâm.
- Trọng tâm.
- Trung tâm,…
#4. Tâm là tên của một ngôi sao trong nhị thập bát cú (Hay Sao Hỏa).
#5. Tên bộ chữ Hán (Bộ Tâm).
#6. Mang ý nghĩa về đạo đức:
- Tâm tính.
- Tâm tưởng.
- Tâm ý.
- Lương tâm.
- Thiện tâm.
- Dã tâm.
- Tâm địa.
#7. Suy nghĩ, cảm giác, nhận thức sự vật:
- Tâm trí.
- Tâm tư.
- Tâm hồn.
- Tịnh tâm.
#8. Các hiện tượng tâm lý:
- Tâm trạng.
- Tâm thần.
- Tâm lý.
#9. Phần linh thiêng của con người đối lập với thân xác:
- Tâm linh.
- Tâm hồn.
2. Ý nghĩa tổng quan của chữ Tâm là gì?
Bản chất của chữ Tâm có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đặc biệt trong mỗi trường phái, mỗi tôn giáo, mỗi khía cạnh, chữ Tâm được hiểu theo một nghĩa riêng nhưng khi nhìn chung, chữ Tâm có những ý nghĩa tổng quan như sau:
-
Đầu tiên, khi nhắc đến Tâm người ta sẽ nghĩ ngay đến trái tim, tấm lòng và lương tâm của con người. Bởi tất cả hành động của chúng ta đều có xuất phát từ tâm mà ra, nếu tâm thiện thì mọi suy nghĩ, hành động cũng sẽ theo hướng tích cực, đúng với lương tâm. Ngược lại, tâm không thiện rất dễ sinh ra các tiêu cực, tà ý, tội lỗi.
-
Chữ Tâm được xã hội trọng dùng trong việc hướng suy nghĩ của mỗi người đến với nhiều việc thiện, nhằm tu thân dưỡng tính, làm những điều tốt lành và sống có ý nghĩa hơn. Tâm lệch lạc, tràn ngập điều xấu dễ khiến bản chất ta bị ảnh hưởng, cuộc sống bất an, thấp thỏm. Tâm tham lam, tâm đố kỵ ghen ghét làm chính ta sống tràn ngập trong hận thù và dối trá.
-
Cuộc sống con người đều phải trải qua là mừng rỡ – tức giận – buồn rầu – vui vẻ, nhưng để giữ được tâm an nhiên không phải là chuyện dễ. Mỗi người phải nuôi dưỡng cho mình một tâm hồn biết xót thương, thấy người nghèo khổ, hoạn nạn mà động lòng trắc ẩn, giúp đỡ.
3. Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo là gì?
Ý nghĩa của Tâm trong Phật giáo rất đa dạng, đó là cả một phạm trù rộng lớn. Mở đầu trong kinh Phật luôn có một câu “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm là chủ và tâm tạo ra tất cả” với ý nghĩa mỗi người làm chủ được tâm mình, ắt người đó sẽ làm chủ được thế giới vì thế giới bị dẫn dắt bởi tâm thức mỗi người.
Trong đạo Phật, Tâm chỉ đơn giản là tâm hồn, tâm thức. Theo ngũ uẩn, Tâm không phải khối cứng nhắc, mà là cả một luồng tư tưởng, cảm xúc, có đấu tranh, có hòa bình, có sinh có diệt và có năng lực để chuyển từ suy nghĩ này sang suy nghĩ khác. Khi chúng ta chết đi, dòng tâm thức cuối cùng ở kiếp này sẽ mở đầu cho dòng tâm thức ở kiếp sau.
Chữ Tâm trong nhà Phật được phân biệt qua 6 loại:
#1. Nhục đoàn tâm (肉團心): Chỉ trái tim thuộc về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người, tim bằng thịt không nghe lời dèm pha, ác ý bên ngoài.
#2. Tinh yếu tâm (精要心): Đây chỉ những vị trí kín mật ám hay những cái tinh hoa cốt lõi của mọi việc. Trong giáo lý đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn. Từ đó, mỗi người cần phải tu tâm dưỡng tính để cải thiện bản thân.
#3. Kiên thực tâm (堅實心): Cái tuyệt đối, tâm không hư vọng (chân tâm) ngụ ý chỉ những cái tuyệt đối, những cái mầm mống giác ngộ vốn đã sẵn có trong mỗi con người.
#4. Liễu biệt tâm (緣慮心): Bao gồm các loại nhận thức của con người, bao gồm tri thức giác quan và ý thức cá nhân. Từ phát sinh của các giác quan, hệ thần kinh và não bộ mà sản sinh ra các loại nhận thức khác nhau.
#5. Tư lượng tâm (思量心): Đây là Matna thức – Chức năng chính của nó lập trường chủ quan, ngăn sự sa ngã do các yếu tố bên ngoài tác động. Đây là bản ngã và cái tôi của con người với bản chất cốt lõi là sự suy tính, là tâm trạng mà ta không thể điều khiển để xảy ra các mâu thuẫn trong việc quyết định tâm thức và rất dễ dính vào sa ngã của cuộc đời.
#6. Tâm khởi tâm (集起心): Nghĩa là tạng thức (Trong tâm lý học gọi là vô thức hay tiềm thức) được xem là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức và hoạt động tâm lý. Tạng thức chứa đựng nhiều kinh nghiệm trong đời sống con người, nguồn gốc của các hiện tượng về tinh thần và là nơi lưu trữ những hạt giống tâm hồn – nơi sinh ra muôn hình vạn trạng.
4. Ý nghĩa của chữ Tâm trong Công giáo
Trong giáo lý, Tâm chính là tâm hồn của con người và linh hồn tương quan với thể xác, tương quan với sự yêu, ghét, hận,… hay gọi là thái độ tình cảm của con người. Tùy theo các mối tương quan, mà Tâm được Công giáo diễn tả bằng nhiều danh từ khác nhau như:
- Trái tim.
- Tâm hồn.
- Tấm lòng.
- Linh hồn.
- Lương tâm.
#Tâm là trái tim: Trái tim là trung tâm hiện hữu duy trì sự sống của con người, là nơi thầm kín của mỗi cá nhân, nơi mà người ngoài không thể thấu được, chỉ có Chúa mới có thể thăm dò và thấu được. Con người có thể chân thật nhất ở trái tim – nơi quyết định sự sống hay cái chết.
#Tâm là tấm lòng con người: Khi đề cập đến Tâm với tấm lòng có nghĩa là nơi Chúa đã ghi sâu các giới luật, nơi đưa ra quyết định có chọn Chúa hay không? Nơi của sự giận dữ, ganh đua phát sinh những ý định xấu xa, là nguồn gốc của mọi tội lỗi.
#Tâm là tâm hồn: Tâm hồn là trung tâm của nhân cách luân lý và là nguồn gốc xuất phát của các đam mê căn bản. Bản thân cần tu luyện để chiến đấu chống lại các ham muốn về nhục dục.
#Tâm là linh hồn: Tâm là nguyên lý thuần linh, nhờ đó mà con người đại diện cho hình ảnh của Chúa bởi linh hồn là cái thâm sâu và giá trị nhất của con người, là mầm mống sinh sôi vĩnh cửu mà Chúa đã trực tiếp sáng tạo ra.
#Tâm là lương tâm: Lương tâm là sự hiện diện của một người khi đối diện với Chúa, là tiếng gọi con người phải biết làm việc lành, tránh việc dữ. Lương tâm sẽ là nơi đưa ra các phán đoán hay các lựa chọn bằng cách tán thành hay tố giác được thể hiện trên bình diện lý trí – nguyên nhân cho những hành động tốt đẹp hay xấu xa.
5. Trong Nho giáo
Trong mỗi con người đều hiện diện chữ Tâm nhưng quan trọng là tâm tốt hay tâm xấu mà thôi. Người vô tâm là ví dụ của người có tâm xấu, ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân, còn thất nhân tâm là người có suy nghĩ làm hại tới người xung quanh. Một khi chúng ta biết giữ cho tâm sáng tâm lành thì mới tạo ra nhiều việc tốt, có ý nghĩa và hướng tới một cuộc sống tích cực hơn.
Từ lâu trong Nho giáo, chữ Tâm răng dạy chúng ta hướng đến chân – thiện – mỹ, nghĩa là “thật – đúng – lẽ phải” với 2 nghĩa chính là tốt và xấu:
Người tốt: Thường xuyên làm những việc tốt, có ý nghĩa và nói những lời hay ý đẹp, có tình yêu thương.
Người xấu: Ích kỷ, có dã tâm, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân không quan tâm đến người khác.
Việt Nam cũng ảnh hưởng từ chữ Tâm của Nho giáo, xuyên suốt từ các câu ca dao, tục ngữ, tác phẩm văn học, thậm chí trong giao tiếp, người ta đều trọng chữ Tâm. Khi cuộc sống càng hiện đại, con người càng vô tâm, vô cảm. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết nuôi dưỡng tâm mình để có một tinh thần và sức khỏe tốt hơn, tạo lối sống tươi đẹp.
6. Ý nghĩa của chữ Tâm trong kinh doanh là như thế nào?
6.1. Chữ Tâm trong kinh doanh có nghĩa gì?
Ông bà thường nói rằng “Kinh doanh, buôn bán phải có đức thì mới bền lâu”. Chữ Tâm là một hàm ý trong đạo đức, khuyên chúng ta làm gì trước hết cần phải có tâm thì mới được người đời nể trọng và xã hội tôn vinh.
Bản chất của kinh doanh là kiếm tiền, làm giàu nhưng Tâm là một phương diện đạo đức trong kinh doanh. Bởi khi có tâm, các doanh nghiệp sẽ biết làm ăn hợp pháp, tôn trọng pháp luật, không dùng các thủ đoạn hèn hạ, phi pháp để qua mặt hoặc hãm hại đối thủ.
Người kinh doanh sẽ có nhiều cách để làm giàu nhưng không phải vì lợi nhuận mà bất chấp làm tổn hại sức khoẻ của người khác. Không chỉ trong kinh doanh mà bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải đề cao đạo đức, phục vụ khách hàng chu đáo, sản phẩm chất lượng,… sẽ giúp mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, hạn chế rủi ro, tạo điều kiện để công ty phát triển.
6.2. Giá trị của chữ Tâm trong kinh doanh
Đạo đức trong kinh doanh là không gian lận, không sử dụng chiêu trò bẩn để thu hút khách hàng, không vi phạm pháp luật, cạnh tranh lành mạnh… để có thể giữ một hình ảnh, uy tín cho doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, khẳng định chỗ đứng vững của mình trên thị trường.
Thắng thua trong kinh doanh chính là quy luật, vì thế mà các chủ kinh doanh nên tự trang bị cho mình thái độ sẵn sàng đón nhận và vượt qua. Trước hết, doanh nghiệp phải luôn giữ tâm tử tế, thiện lành, không vì đố kỵ mà làm những điều phi pháp, phi đạo đức làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình.
Khi bàn về chữ Tâm trong đạo đức khi kinh doanh, mọi người cần biết được:
-
Chủ doanh nghiệp phải làm việc có tâm, tôn trọng pháp luật, không lách luật hoặc dùng nhiều thủ đoạn hèn hạ để mang về nhiều lợi nhuận cho mình.
-
Thực sự có tâm với nghề, lĩnh vực và sản phẩm mình lựa chọn, đặc biệt không lợi dụng khách hàng và bảo vệ người tiêu dùng.
-
Kinh doanh có tâm mang lại giá trị cho kinh tế và xã hội thì mới bền lâu và phát triển mạnh hơn.
-
Phải đặt đạo đức làm yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và đứng vững trên thị trường.
6.3. Hướng dẫn cách viết chữ tâm thư pháp chữ Hán
Chữ Tâm thư pháp chữ Hán thể hiện ở giá trị và tầm quan trọng của mình qua những đường nét, kiểu dáng, cách thức: Vừa mạnh mẽ, uyển chuyển lại vừa sáng tạo. Chữ Tâm được viết dưới dạng thư pháp trên nhiều chất liệu khác nhau tạo thành những bức tranh nghệ thuật rất ý nghĩa. Ngày nay, chữ Tâm được trưng bày tại các vị trí quan trọng trong nhà với mong muốn khuyên răn con cháu sống phải biết giữ cái Tâm thiện lương, sống có ích, có ý nghĩa hơn.
Cách viết chữ Tâm trong tiếng Hán được thể hiện theo quy tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Hiện nay, chữ Tâm thư pháp chữ Hán được các nghệ sĩ cách điệu và sáng tạo ra nhiều kiểu viết đa dạng nhằm gửi gắm thông điệp của mình đến được với mọi người.
6.4. Giải thích ý nghĩa câu “Chữ Tâm Kia Bằng Ba Chữ Tài”
Trong triết lý của đại thi hào Nguyễn Du có câu “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, ông đã khẳng đề cao tấm lòng, lương tâm của con người, luôn lấy chữ Tâm làm cốt lõi của tình yêu thương, cách đối nhân xử thế.
Nhưng ông cũng cho rằng “Chữ tài liền với chữ tai một vần” với một thông điệp để lại cho hậu thế: Đó là khi tạo hóa đã ban phước cho mình tài năng thiên bẩm, thì người ấy phải mang hết trí tu