Chuyển tới nội dung

Bảng Thanh Mẫu Vận Mẫu Tiếng Trung

bảng thanh mẫu vận mẫu tiếng trung

Thanh mẫu là phần phụ âm phía trước trong cấu tạo từ tiếng Hán, bao gồm tổng cộng 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Thanh mẫu (phụ âm) khi ghép trực tiếp với vận mẫu (nguyên âm) tạo thành một từ hoàn chỉnh.

thanh mẫu tiếng trung

Có mấy loại phụ âm (thanh mẫu)?

Trong tiếng Trung hiện đại, thanh mẫu được chia làm 6 nhóm cơ bản như dưới đây và 2 phụ âm không chính thức: yw chính là nguyên âm iu khi nó đứng đầu câu.

có mấy loại thanh mẫu trong tiếng trung

Nhóm 1: Âm 2 môi b,p, m, f

Phụ âm Cách phát âm
b[p] → [pua] Gần giống âm “p”. Là âm không bật hơi. Khi phát âm, 2 môi khép lại, để luồng khí bắn ra.
p[p’]→ [p’ua] Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” nhưng bật hơi. Khi phát âm, giống âm b [pua] trên nhưng là âm bật hơi.
m[m]→ [mua] Gần giống âm “m”. Khi phát âm, khép 2 môi và luồng âm thanh theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung.
f[ph]→ [phua] Gần giống âm “ph”. Là âm môi + răng, khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới, dây thanh không dung

Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa d, t, n, l

Phụ âm Cách phát âm
d[t]→ [tưa] Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Là một âm không bật hơi. Đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, trữ hơi trong miệng rồi đầu lưỡi hạ nhanh xuống đẩy hơi đột ngột ra ngoài.
t[th]→ [thưa] Gần giống âm “th” nhưng là âm bật hơi.
n[n]→ [nưa] Gần giống âm “n”. Là âm đầu lưỡi + âm mũi. Khi đọc, luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung. Đầu lưỡi chạm vào răng trên.
l[l]→ [lưa] Gần giống âm “l” khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào răng trên nhưng lùi về phía sau và luồng hơi theo 2 trước lưỡi đẩy ra ngoài, dây thanh rung.

Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h

Phụ âm Cách phát âm
g[k] → [ kưa] Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt), khi phát âm, phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
k[kh’] → [kh’ưa] Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi. Mách nhỏ: phát âm giống g[ kưa] bên trên nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật ra cần mạnh.
h[h/kh] → [hưa] Gần giống âm giữa “kh và h” (sẽ có từ thiên về âm kh, có từ thiên về âm h). Cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra

Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x

Phụ âm Cách phát âm
j[ch] → [chi] Gần giống âm “ch” (trong tiếng Việt) nhưng kéo dài khuôn miệng. Phát âm, đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài.
q[ch’] → [ch’i] Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng luồng hơi bật mạnh ra ngoài, là âm bật hơi. Hoặc phát âm giống hệt z[ch]->[chư] nhưng bật mạnh hơi ra ngoài.
x[x] → [xi] Mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng. Đọc giống âm “x” và kéo dài khuôn miệng. Không dung dây thanh

Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s, r

Phụ âm Cách phát âm
z[ch] → [chư] Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr). Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước vào sau mặt răng trên, nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng) cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài.
c[ch’] → [ch’ư] Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng bật hơi. Khi phát âm, tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.
s[s] → [sư] Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn). Khi phát âm, đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên, luồng hơi từ mặt lưỡi với răng trên ma sát.
r[r] → [rư] Gần giống âm “r” nhưng không rung kéo dài. Khi phát âm, lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung.

Chú ý: Thỉnh thoảng có thể nghe không ra “c” và “s”. Hãy mở âm lượng lớn hơn và tập trung nghe lại. Sẽ thấy khác nhau nhỏ. Âm “c” sẽ có pha âm “tr” (trong tiếng Việt), còn âm “s” thì không.

Cách phát âm zh, ch, sh trong tiếng Trung

Nhóm 6: Âm phụ kép cuống lưỡi zh, ch, sh được coi là khó phát âm chính xác nhất vì chúng khá tương đồng nhau.

Âm phụ kép Cách phát âm đọc
zh[tr] → [trư] Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Khi phát âm, tròn môi và uốn lưỡi, đầu lưỡi trên cuộn chạm và ngạc cứng, luồng khí từ đầu lưỡi và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài. Không bật hơi.
ch[tr’] → [tr’ư] Gần giống “zh[tr]->[trư]” nhưng bật hơi. Khi phát âm, tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.
sh[s] → [sư] Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Khi phát âm, tròn môi và uốn lưỡi, đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, không bật hơi.

Trong nhóm này có 2 thanh mẫu phát âm giống hệt nhau là và zh[tr]→ [trư] và ch[tr’]→ [tr’ư]:. Đầu tiên, bạn cuộn lưỡi về phía sau vòng họng (cuốn nhẹ thôi, không cần quá nhiều), sau đó cố gắng phát âm đẩy luồng hơi ở bên trong ra. Vậy là bạn đã phát âm đúng.

Còn với âm ch[tr’]→ [tr’ư], yêu cầu bạn làm tương tự như trên. Nhưng khi phát âm, bạn phải hắt mạnh hơi ra theo. Bật luồng hơi từ trong cuống họng đi ra. Các bạn có thể ôn luyện thêm cách học phiên âm tiếng Trung Pinyin và tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, đến đây chúng ta đã hoàn thành việc đọc và phát âm thanh mẫu trong tiếng Trung rồi.

Tham khảo thêm lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

  • Buổi 1: Bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung Pinyin
  • Buổi 2: Vận mẫu (nguyên âm) tiếng Trung
  • Buổi 3: Thanh mẫu (phụ âm) tiếng Trung
  • Buổi 4: Thanh điệu (dấu)
  • Buổi 5: Luyện viết chữ Hán

Sau khi kết thúc 04 buổi nhập môn tiếng Trung căn bản, chúng ta tiếp tục vào bài học chính với các chủ đề có trong sách, với thời lượng trung bình khoảng 03 tháng (22 buổi)/khóa học. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, chúc các bạn có những buổi học thú vị và bổ ích. Đừng quên để lại câu hỏi bên dưới, đội ngũ admin sẽ dành thời gian phản hồi cho bạn sớm nhất.

englishfreelearn.com

Hãy kiểm tra trình độ TOEIC và kiến thức ngữ pháp tiếng Anh của bạn miễn phí trên trang web englishfreetest.com. Trang web này cung cấp các bài kiểm tra và đánh giá chất lượng để bạn có thể nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình. Đừng bỏ lỡ cơ hội này, hãy tham gia kiểm tra ngay!