1. Giới thiệu chung câu bị động
Câu bị động là loại câu được sử dụng khi muốn nhấn mạnh vào một hành động, chủ thể thực hiện hành động, hoặc tác nhân gây ra hành động đó không quá quan trọng.
Cấu trúc
- Câu chủ động: S1 + V + O
- Câu bị động: S2 + TO BE + PII
Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, chú ý những điểm sau:
- Tân ngữ trong câu chủ động (O) => chủ ngữ trong câu bị động (S2)
- Động từ trong câu bị động luôn ở dạng: TO BE + PII
- Chủ ngữ trong câu chủ động => đứng phía sau động từ và thêm ‘by’ phía trước (hoặc có thể lược bỏ)
Ví dụ:
- They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)
=> A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây đã được trồng ở trong vườn (bởi họ).)
Lưu ý:
- Nếu S trong câu chủ động là: they, people, everyone, someone, anyone, etc => được bỏ đi trong câu bị động.
Ví dụ:
-
Someone stole my motorbike last night. (Ai đó lấy trộm xe máy của tôi đêm qua.)
=> My motorbike was stolen last night. (Xe máy của tôi đã bị lấy trộm đêm qua.) -
Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng ‘by’, nhưng gián tiếp gây ra hành động thì dùng ‘with’.
Ví dụ:
- The bird was shot by the hunter. (Con chim bị bắn bởi người thợ săn.)
- The bird was shot with a gun. (Con chim bị bắn bởi một khẩu súng)
2. Bảng chia câu chủ động sang câu bị động ở các thì
Thì
- Hiện tại đơn
- Hiện tại tiếp diễn
- Hiện tại hoàn thành
- Quá khứ đơn
- Quá khứ tiếp diễn
- Quá khứ hoàn thành
- Tương lai đơn
- Tương lai hoàn thành
- Tương lai gần
- Động từ khuyết thiếu
Câu chủ động
- S + V(s/es) + O
- S + am/is/are + V-ing + O
- S + have/has + P2 + O
- S + V(ed/Ps) + O
- S + was/were + V-ing + O
- S + had + P2 + O
- S + will + V-infi + O
- S + will + have + P2 + O
- S + am/is/are going to + V-infi + O
- S + ĐTKT + V-infi + O
Câu bị động
- S + am/is/are + P2
- S + am/is/are + being + P2
- S + have/has + been + P2
- S + was/were + P2
- S + was/were + being + P2
- S + had + been + P2
- S + will + be + P2
- S + will + have + been + P2
- S + am/is/are going to + be + P2
- S + ĐTKT + V-ing + O
3. Câu bị động ở dạng câu hỏi
3.1. Câu hỏi Yes/No
B1: Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định
- Did Mary take my purse? (Có phải Mary đã lấy cái ví của tôi không?)
=> Mary took my purse. (Mary đã lấy cái ví của tôi.)
B2: Chuyển câu khẳng định trên sang câu bị động
- My purse was taken by Mary. (Cái ví của tôi đã bị lấy bởi Mary.)
B3: Chuyển câu bị động trên về dạng nghi vấn bằng cách chuyển trợ động từ lên trước chủ ngữ.
- Was my purse taken by Mary? (Có phải cái ví của tôi đã bị lấy bởi Mary không?)
3.2. Câu hỏi có từ để hỏi Wh-question
B1. Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định
- What did Mary take? (Mary lấy cái gì thế?)
=> Mary took what. (Mary lấy cái gì.)
B2. Chuyển câu khẳng định trên sang bị động
- What was taken by Mary? (Cái gì được lấy bởi Mary.)
B3. Chuyển câu bị động thành câu hỏi, lúc này giữ nguyên vị trí vì What đã là chủ ngữ trong câu
- What was taken by Mary? (Cái gì được lấy bởi Mary?)
4. Các dạng đặc biệt của câu bị động
4.1. Bị động với những động từ có 2 tân ngữ
Một số động từ được theo sau bởi hai tân ngữ như: give (đưa), lend (cho mượn), send (gửi), show (chỉ), buy (mua), make (làm), get (cho),… thì sẽ có 2 câu bị động.
4.2. Bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến
Một số động từ chỉ quan điểm ý kiến thông dụng là: think/say/suppose/believe/consider/report…(nghĩ rằng/nói rằng/cho rằng/tin rằng/xem xét rằng/thông báo rằng….)
4.3. Câu mệnh lệnh ở bị động
- Chủ động: V + O
- Bị động: Let + O + be + PII
- Bị động: S + should/must + be + PII
4.4. Bị động với các động từ ‘have/get’
- Chủ động: Have + Sb + V + St
- Chủ động: Get + Sb + to V + St
- Bị động: Have/Get + St + PII
4.5. Bị động với các động từ chỉ giác quan
Các động từ giác quan là các động từ chỉ nhận thức của con người như: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy),…
4.5.1. Cấu trúc: S + Vp + Sb + Ving.
- Chủ động: S + Vp + Sb + V-ing
- Bị động: S(sb) + to be + PII (of Vp) + V-ing
4.5.2. Cấu trúc: S + Vp + Sb + V.
- Chủ động: S + Vp + Sb + V
- Bị động: S(sb) + to be + PII (of Vp) + to + V
4.6. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s one’s duty to V’
- Chủ động: It’s one’s duty + to + V
- Bị động: S + to be + supposed + to + V
4.7. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s impossible to V’
- Chủ động: It’s impossible + to + V + St
- Bị động: S + can’t + be + PII
4.8. Bị động với cấu trúc câu ‘It’s necessary to V’
- Chủ động: It’s necessary + to + V st
- Bị động: S + should/must + be + PII
4.9. Bị động với động từ ‘need’ (cần)
- Chủ động: Need + to + V
- Bị động: Need + V-ing/to be + PII
Với link kỷ năng và kiến thức về TOEIC và ngữ pháp tiếng Anh, bạn có thể truy cập vào trang web englishfreetest.com để tham khảo thêm.